Căn cứ vào NĐ số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/05/2022 quy định mức lương tối thiểu mới áp dụng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ;
Công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN của Bộ LĐTBXH ngày 17/06/2022 về việc chỉ đạo triển khai nghị định số 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu;
Công văn số 2588/BHXH-QLT của BHXH TP Hà Nội về việc thông báo mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN kể từ ngày 01/07/2022.
Công văn số 3288/BHXH-QLT của BHXH TP HCM về việc thông báo mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN kể từ ngày 01/07/2022.
Tại nghị định 38 không còn quy định những người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề (tức có bằng nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học,…) phải cao hơn 7%. Tuy nhiên tại VB 2086 cũng nêu rõ “Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong HĐLĐ, Thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho Người lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề (tức có bằng nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học,…) cao hơn ít nhất 7% thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Theo Nghị định và các văn bản hướng dẫn trên, Doanh nghiệp cần phải làm những việc việc sau:
1. Rà soát Thang bảng lương, quy chế trả lương, hợp đồng lao động, các văn bản thỏa thuận khác
Theo khoản 1, điều 4 Nghị định 38/2022, quy định doanh nghiệp không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu theo tháng hoặc tối thiểu theo giờ, vậy có 2 trường hợp xảy ra:
1.1. TH 1: Giữ nguyên thỏa thuận cũ (lao động đã qua đào tạo trả cao hơn ít nhất 7%)
Vùng | NĐ 90/2019 |
NĐ 38/2022 |
||
ML TT vùng với những người chưa qua học nghề | Người đã qua học nghề (+ 7%) | Mức lương TT tháng (đồng/tháng) | LĐ đã qua đào tạo nếu không có thỏa thuận khác (+7%) | |
Vùng I | 4.420.000 | 4.729.400 | 4.680.000 | 5.007.600 |
Vùng II | 3.920.000 | 4.205.100 | 4.160.000 | 4.451.200 |
Vùng III | 3.430.000 | 3.670.100 | 3.640.000 | 3.894.800 |
Vùng IV | 3.070.000 | 3.284.900 | 3.250.000 | 3.477.500 |
1.2. TH 2: Thỏa thuận mới (bỏ lao động đã qua đào tạo trả cao hơn ít nhất 7%)
Vùng | NĐ 90/2019 |
NĐ 38/2022 |
|
ML TT vùng với những người chưa qua học nghề | Người đã qua học nghề (+ 7%) | Mức lương TT tháng (đồng/tháng)
(bao gồm cả học nghề và chưa học nghề) |
|
Vùng I | 4.420.000 | 4.729.400 | 4.680.000 |
Vùng II | 3.920.000 | 4.205.100 | 4.160.000 |
Vùng III | 3.430.000 | 3.670.100 | 3.640.000 |
Vùng IV | 3.070.000 | 3.284.900 | 3.250.000 |
Điều đặc biệt tại NĐ mới không còn quy định đối với chức danh qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nữa. Do vậy doanh nghiệp chỉ cần rà soát lại các chức danh hiện tại, có chức danh nào có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hay không? Nếu có thì thực hiện điều chỉnh lại mức lương trên thang bảng lương và mức lương đóng bảo hiểm xã hội.
*) Đối với lao động không qua đào tạo: Nếu mức lương đóng BHXH hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu theo NĐ 38 thì điều chỉnh theo NĐ 38. Ví dụ: tại vùng I, thấp nhất bằng 4.680.000 đồng.
*) Đối với lao động đã qua đào tạo trường hợp 1: Nếu mức lương đóng BHXH hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu theo NĐ 38 cộng 7% thì điều chỉnh, mức đóng mới vẫn yêu cầu cộng thêm 7% (nghĩa là thấp nhất năm 2022 tại vùng I là: 5.007.600 đồng) nếu trong HĐLĐ, Thỏa ước lao động…trước đó đã ban hành thì tiếp tục thực hiện.
*) Đối với lao động đã qua đào tạo trường hợp 2: Nếu mức lương đóng BHXH hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu theo NĐ 38 thì điều chỉnh, mức đóng mới không muốn cộng thêm 7% theo văn bản đã quy định trước đó thì các bên phải có thỏa thuận khác.
2. Xây dựng lại thang bảng lương
Sau khi rà soát thang bảng lương, quy chế lương, hợp đồng lao động và các văn bản thỏa thuận khác. Doanh nghiệp cần làm lại bộ hồ sơ về thang bảng lương mới đúng với mức lương tối thiểu vùng mới. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương gồm:
– Biên bản tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, thông qua hệ thống thang bảng lương
– Hệ thống thang bảng lương
– Hệ thống tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh
– Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
Trường hợp Thang bảng lương hiện tại vẫn đáp ứng yêu cầu của luật (không có mức lương nào thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022 và không có văn bản nào nói đến việc trả cao hơn 7%) thì doanh nghiệp có thể giữ nguyên thang bảng lương cũ mà không cần phải xây dựng lại.
3. Ban hành quyết định điều chỉnh lương, PLHĐLĐ điều chỉnh mức lương hoặc thỏa thuận khác
– Ban hành Quyết định điều chỉnh lương;
– Làm Phụ lục Hợp đồng lao động về điều chỉnh tiền lương;
– Hoặc thỏa thuận khác về tiền lương (nếu có thực hiện khác theo các quy định mà công ty đã ban hành trước đó).
4. Báo điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm xã hội theo mức mới
Rà soát lại toàn bộ mức đóng BHXH, trường hợp mức đóng BHXH thay đổi thì doanh nghiệp cần phải lập hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH theo nghiệp vụ 600B.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Những việc cần làm khi thay đổi mức lương tối thiểu vùng theo ND số 38 có hiệu lực từ ngày 01/07/2022? ” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 097 934 76 52 để được tư vấn chi tiết.