Người Đang Trong Thời Gian Thử Việc Có Được Hưởng Thêm Tiền Bảo Hiểm Cùng Kỳ Chi Trả Lương Không?

Trong thời gian thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy người lao động có được chi trả tiền tương đương tiền đóng BHXH thêm vào lương cùng kỳ không?

Quyền lợi của NLĐ khi tham gia vào một tổ chức, doanh nghiệp luôn là vấn đề được NLĐ quan tâm hàng đầu và cũng là tiêu chí ra quyết định gắn bó cống hiến lâu dài hay không. Tuy nhiên, trong quá trình thử việc quan hệ hợp tác lao động khởi điểm chưa thực sự bền chặt nên thường phát sinh nhiều vướng mắc. Chính bởi vậy, HR Eduplus mời quý bạn đọc cùng tháo gỡ vấn đề nêu trên thông qua bài viết dưới đây.

1. Người đang trong quá trình thử việc có phải đóng BHXH không?

Người trong quá trình thử việc có phải đóng BHXH không? HR Eduplus
Theo quy định trên, NLĐ làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Được đóng BHXH là quyền lợi của NLĐ khi giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động còn đối với NLĐ đang trong quá trình thử việc thì:

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Những trường hợp NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng,…

Theo quy định trên, NLĐ làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, thời gian thử việc của NLĐ sẽ không được tính tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cho phép NLĐ thử việc theo hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. 

Việc lựa chọn giao kết theo một trong hai loại hợp đồng trên hoàn toàn là thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến việc NLĐ được đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc hay không. 

Người lao động thử việc sẽ được đóng BHXH bắt buộc nếu như NLĐ và người sử dụng lao động thỏa thuận về nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết.

2. Thời gian thử việc có được hưởng tiền bảo hiểm trả cùng lương không?

Bộ luật lao động có một chế định riêng cho hợp đồng thử việc:

  • Hợp đồng thử việc có thời hạn tối đa không quá 60 ngày đối với ng việc có yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên
  • Không quá 30 ngày đối với ng việc yêu cầu trình độ trung cấp
  • 7 ngày đối với ng việc khác
Khi người lao động làm thử việc cho người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả cho người lao động một khoản tiền lương tương đương với mức đóng 3 loại bảo hiểm BHXH, BHTN, BHYT

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Lao Động

Người sử dụng lao động và NLĐ được thỏa thuận về việc làm thử việc, hai bên được tự do thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. Người sử dụng lao động và NLĐ khi thống nhất được về việc làm thử việc thì tiến hành ký kết hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật lao động năm 2019

Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định trên, khi NLĐ đang trong quá trình thử việc cho người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nên người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả cho NLĐ một khoản tiền lương tương đương với mức đóng 3 loại bảo hiểm này cho người lao động theo quy định.

Khoản 4 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động phải trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nếu không chi trả thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hy vọng, bài viết trên của Trung Tâm Đào Tạo Thực Tế HR Edeuplus đã giúp bạn giải đáp được những điều vướng mắc trong quá trình thử việc, nếu quý bạn đọc còn điều gì thắc mắc xin vui lòng Hotline 097 934 76 52 để được tư vấn trực tiếp.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận