Sau quá trình thử việc, đánh giá thử việc là bước quan trọng quyết định việc chấp nhận hoặc từ chối ứng viên. Tùy theo vị trí công việc mà quy trình đánh giá thử việc sẽ được thực hiện theo các tiêu chí, các bước khác nhau. Hoàn thành đánh giá thử việc, doanh nghiệp sẽ có nhận định chính xác và khách quan nhất về năng lực và tính phù hợp của ứng viên đối với vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng.
Thử việc – Khoảng thời gian tìm hiểu nhau của ứng viên và nhà tuyển dụng phần thể hiện phỏng vấn và CV của ứng viên, dù tốt đến đâu, trên thực tế chỉ là “ngày hẹn hò đầu tiên” của ứng viên và nhà tuyển dụng. Thời gian thử việc sẽ là một minh chứng khắt khe hơn giúp nhà tuyển dụng biết rằng ứng viên có phải người mà doanh nghiệp đang thật sự tìm kiếm hay không.
1. Vai trò của đánh giá thử việc
Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của doanh nghiệp, là đòn bẩy đóng góp to lớn đối với sự phát triển thành công của doanh nghiệp. Việc lựa chọn ứng viên phù hợp là mục tiêu cốt lõi của quá trình tuyển dụng.
Đánh giá nhân viên thử việc là bước quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận một cách chi tiết, đánh giá tổng quan nhất về ứng viên trong suốt quá trình thử việc. Việc đánh giá thử việc cũng là quá trình tổng hợp những quan sát, những chia sẻ từ chính người quản lý trong công ty cũng như đồng nghiệp của nhân viên thử việc.
Từ những nhận định vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra quyết định có tiếp nhận hay từ chối nhân viên thử việc. Việc không đánh giá thử việc hoặc áp dụng quá trình đánh giá thử việc kém hiệu quả có thể dẫn đến những hậu quả:
- Lựa chọn sai người cho vị trí doanh nghiệp.
- Lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp để đào tạo ứng viên.
- Lãng phí thời gian và công sức của người lao động.
2. Các hình thức đánh giá thử việc
Có hai hình thức đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc đang được sử dụng phổ biến hiện nay là đánh giá bằng khảo sát và đánh giá bằng phỏng vấn trực tiếp.
2.1. Đánh giá bằng hình thức điền khảo sát
Đây là phương pháp sử dụng bảng khảo sát, là dạng điền thông tin dành cho cả nhân viên và người quản lý/lãnh đạo doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá bằng các tiêu chí như: Khối lượng công việc, hiệu suất làm việc, hiệu quả công việc, tinh thần thái độ, việc chấp hành nội quy,… nhà quản trị sẽ đánh giá được phần thể hiện của ứng viên để đưa ra điểm số, kết quả cuối cùng.
Bên cạnh đó, nhân viên cũng tự đánh giá được kết quả công việc của mình, có cái nhìn tổng quan về vị trí đang đảm nhiệm và môi trường làm việc, tự nhận thấy mình có phù hợp với môi trường của doanh nghiệp hay không.
Đánh giá bằng hình thức điền khảo sát.
2.2. Đánh giá bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp
So với hình thức sử dụng bảng khảo sát, hình thức phỏng vấn sẽ có nhiều điểm khác biệt. Phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên.
Hình thức phỏng vấn cũng mang lại sự thoải mái, sự trao đổi thẳng thắn giữa hai bên, tốn ít thời gian hơn. Tuy nhiên, tính khách quan được đánh giá là kém hơn so với hình thức điền bảng khảo sát.
Như vậy, từ hai hình thức trên, các nhà lãnh đạo có thể linh hoạt vừa kết hợp đánh giá bằng bảng biểu, vừa đánh giá bằng phỏng vấn để đảm bảo có kết quả khách quan, chính xác nhất đối với việc lựa chọn nhân viên thử việc vào làm chính thức.
3. Các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc
Một trong những khung tiêu chí nổi tiếng được nhiều công ty áp dụng khi đánh giá nhân viên thử việc là mô hình đánh giá năng lực ASK: Attitude – Thái độ, Skill – Kỹ năng, Knowledge – Kiến thức.
3.1. Thái độ
Thái độ của ứng viên là những gì thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, thể hiện qua cách tiếp nhận vấn đề, phản ứng lại với các vấn đề xảy ra trong toàn bộ quá trình thử việc..
Thái độ còn là cách ứng xử với đồng nghiệp và cấp trên, cách hòa đồng với môi trường làm việc. Một nhân viên có thái độ làm việc tốt, thái độ hòa nhã với mọi người sẽ có sự thăng tiến tốt và được đánh giá cao.
3.2. Kỹ năng công việc
Kỹ năng là tổng quan những gì thuộc về kiến thức, thao tác, khả năng biến những kiến thức thực tế thành hành động cụ thể để thực hiện công việc. Một người có kỹ năng tốt sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới, tiếp cận vấn đề nhanh và phát triển nhanh.
3.3. Kiến thức
Kiến thức làm việc được hiểu là năng lực tư duy, hiểu biết mà cá nhân đúc kết được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng.
Theo mô hình ASK, mỗi vị trí công việc đặc thù sẽ có một khung tiêu chí đánh giá cụ thể được xây dựng căn cứ theo 3 tiêu chí cơ bản: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ. Bằng các tiêu chí này, nhà lãnh đạo có thể đánh giá nhân viên một cách công bằng, khách quan và hiệu quả.
Một số mẫu đánh giá nhân viên thử việc
Trên đây là hướng dẫn đánh giá nhân viên sau quá trình thử việc là những vũ khí sắc bén của doanh nghiệp với chiến lược phát triển người tài. Đánh giá sau thử việc là bước quan trọng để xác định ứng viên có phù hợp với yêu cầu tuyển dụng hay không, doanh nghiệp cần biết cách xây dựng hình thức đánh giá phù hợp, sử dụng các tiêu chí đánh giá chính xác để đưa ra kết quả khách quan nhất.
HR Eduplus hy vọng đem lại những lời khuyên hữu ích cho bạn để áp dụng ngay vào chính doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!