Đi Làm Ngày Lễ Và Nghỉ Bù Vào Ngày Khác Sẽ Được Tính Lương Như Thế Nào?

Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những thuộc tính thuộc về tính chất công việc để bố trí, sắp xếp lịch làm việc cho NLĐ là khác nhau. Chính bởi vậy, có rất nhiều trường hợp NLĐ phải làm việc vào ngày Lễ, Tết. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NLĐ, pháp luật lao động đã quy định rõ về chế định nghỉ bù cho người lao động. Sau đây là một số nội dung về chế độ nghỉ bù mà HR Eduplus muốn lưu ý tới các bạn đọc.

1. Nghỉ bù là gì?

Theo Bộ luật Lao động năm 2019

Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Ngoài ra nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Lễ, Tết thì NLĐ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.

Nghỉ bủ là sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ một thời gian nhất định tương quan với thời gian làm thêm.

Chế độ nghỉ bù của NLĐ có hai dạng

  • Nghỉ bù sau khi làm thêm giờ 
  • Nghỉ bù ngày Lễ, Tết

Nghỉ bù là một chế độ nghỉ ngơi của NLĐ, thời gian nghỉ bù sẽ tỉ lệ thuận hoặc tương quan nhất định với số giờ làm thêm/số ngày nghỉ Lễ trùng với ngày nghỉ hàng tuần.

2. Những trường hợp người lao động được nghỉ bù

2.1. Nghỉ bù ngày Lễ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 

Nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết (Như Quốc khánh 2/9, Tết dương lịch, Ngày Chiến Thắng,…) thì NLĐ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.

Ví dụ 1

Ngày Quốc Khánh (mùng 2 tháng 9) trung vào ngày Chủ Nhật, NLĐ sẽ được nghỉ bù thêm 01 ngày kế tiếp là ngày Thứ Hai.

Trường hợp NLĐ làm thêm giờ vào ngày Lễ, Tết

Theo điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 NLĐ sẽ được hưởng 300% lương chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ tết đó. 

Trường hợp NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù của ngày Lễ, Tết 

NLĐ sẽ được tính theo lương của ngày nghỉ hằng tuần (tuỳ theo hợp đồng lao động, quy chế của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể,…)

2.2. Nghỉ bù sau giờ làm thêm

Khoản 1 Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Lao động năm 2019

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khoẻ, tinh thần để thực hiện tốt công việc, Bộ luật Lao động quy định về thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Trong đó bắt buộc phải đảm bảo ít nhất được nghỉ 24 giờ liên tục. 

Tùy vào tính chất của từng công việc, người sử dụng lao động phải biết bố trí, sắp xếp thời gian làm thêm, nghỉ ngơi của người lao động sao cho hợp lý. NLĐ sau khi làm thêm trong một thời gian dài liên tục thì phải có thời gian được nghỉ bù để đảm bảo sức khỏe. 

Việc bố trí cho NLĐ nghỉ bù sau khi làm thêm giờ là để bù vào số thời gian người lao động phải làm thêm giờ mà không được nghỉ. Phụ thuộc vào thời gian làm thêm giờ của người lao động, bên sử dụng lao động sẽ bố trí thời gian nghỉ bù phù hợp với thời gian làm thêm, vẫn phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ 2

Nếu người lao động làm thêm 04 giờ thì sẽ được tính 04 giờ nghỉ bù.

3. Cách tính lương khi đi làm trong ngày nghỉ bù

Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương khi đi làm vào ngày nghỉ bù như sau:

Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Đối với trường hợp đi làm vào ngày nghỉ bù, NLĐ sẽ được trả tính lương như khi làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.

Cách tính lương khi đi làm trong ngày nghỉ bù

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động được xác định như sau:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Cách tính tiền lương đi làm ngày nghỉ bù của NLĐ

  • Làm việc vào ban ngày: Được trả ít nhất 200% lương của ngày làm việc bình thường.
  • Làm việc vào ban đêm: Được trả ít nhất 270% lương của ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 3

Anh Vương Văn B. làm việc tại Công ty CP Tập đoàn A, anh được trả lương 300.000 đồng/ngày. Dịp lễ 30/4 và 01/5/2022, anh B. được nghỉ 04 ngày từ 30/4/2022 đến hết ngày 03/5/2022. Nhưng anh B. nghỉ 02 ngày đầu và đăng ký đi làm thêm vào ngày 03/05 và 04/05/2022.

Theo đó, tiền lương làm việc vào 2 ngày đi làm của anh B. được tính như sau:

  •  200% x 300.000 đồng/ngày  = 600.000 đồng/ngày
  •  600.000 x 2= 1.200.000 đồng    

4. Tiền lương thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ bù, Lễ, Tết

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định. Khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019

NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Ví dụ 5

Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động là X thì tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ bù sẽ được hưởng ít nhất là:

Công thức tính: 300%X + 30% X + 20% x (300%X) = 390%A 

5. Người lao động có buộc phải đi làm ngày Lễ, Tết?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019

NLĐ được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, Tết. Trường hợp đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được tính là làm thêm giờ.

Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định về điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ như sau:

Phải được sự đồng ý của người lao động;

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng;

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Kết luận: NLĐ không bắt buộc phải đi làm ngày Lễ, Tết. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu như NLĐ đồng ý.

NLĐ được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, Tết. Trường hợp đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được tính là làm thêm giờ.

Tuy nhiên, Điều 108 Bộ luật Lao Động cũng liệt kê một số trường hợp NLĐ không được từ chối làm thêm giờ, đó là thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu NLĐ làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao Động và người lao động không được từ chối trong trường hợp trên.

Người lao động làm thêm giờ vào ngày Lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ Lễ, Tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày Lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần. Hy vọng thông qua bài viết trên của HR Eduplus sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích bảo vệ quyền lợi sát sườn của bản thân về cách tính lương đi làm ngày lễ nghỉ bù vào ngày khác như thế nào.  

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Đi Làm Ngày Lễ Và Nghỉ Bù Vào Ngày Khác Sẽ Được Tính Lương Như Thế Nào? […]

%d bloggers like this: