Hướng Dẫn Cách Tính Thời Gian Đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Bảo Lưu

Bảo hiểm thất nghiệp được coi là “phao cứu sinh” mà đa số người đều mong muốn được nhận sau khi nghỉ việc. Tuy nhiên, vì các lý do đặc biệt mà nhiều lao động chưa kịp hưởng hoặc bị chấm dứt hưởng trợ cấp thì sẽ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp. Dưới đây HR Eduplus sẽ hướng dẫn bạn cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu người lao động không bị mất quyền lợi.

1. Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp 

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là hình thức bảo vệ quyền lợi cho người lao động, người lao động được cơ quan có thẩm quyền cộng dồn thời gian chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp để làm căn cứ cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo quy định pháp luật.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Có được cộng dồn hay bảo lưu không?

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ an sinh xã hội rất quan trọng và cần thiết cho bất kì người lao động nào, nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. 4 trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của Luật việc làm năm 2013, các trường hợp sau đây người lao động sẽ được bảo lưu thời gian hưởng BHTN: 

“ 4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.

Tổng hợp 4 trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp 1: Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/03/2015, Sau 2 ngày kể từ ngày ghi hạn đến nhận giấy trả kết quả hưởng BHTN, người lao động không đến lấy thì được xét là không có nhu cầu hưởng BHTN. Sau 7 ngày mà người lao động không có mặt để nhận kết quả thì quyết định giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp của người lao động bị hủy.

Trường hợp 2: Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 6, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sau 3 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến lấy trợ cấp và cũng không có thông báo bằng văn bản về lý do thì được coi là không có nhu cầu hưởng BHTN. Thời gian được hưởng BHTN của người lao động sẽ được bảo lưu cho những lần hưởng kế tiếp.

Trường hợp 3: người lao động chưa hưởng đủ trợ cấp thất nghiệp

Thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được căn cứ theo tổng thời gian đóng BHXH và tuân theo quy định của Luật Việc làm. Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm trên 3 năm thì các tháng lẻ chưa tính trợ cấp sẽ được bảo lưu BHTN và tính trợ cấp thất nghiệp trong lần hưởng BHTN kế tiếp.

Trường hợp 4: Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 21 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, các trường hợp sau người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng và tiến hành bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp trong lần kế tiếp: 

  • Người lao động có việc làm
  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an
  • Người lao động đi học với thời hạn từ 12 tháng trở lên
  • Người lao động thuộc diện áp dụng biện pháp giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc, cai nghiện
  • Tòa án tuyên bố người lao động mất tích
  • Người lao động bị tạm giam để điều tra, thi hành án hoặc bị phạt tù

3. Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu thế nào?

Theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp nếu tìm được việc làm.

Khoản 4 Điều 53 Luật này cũng quy định, người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính thời gian bảo lưu BHTN theo pháo luật hiện hành

Tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng BHTN trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

4. Hướng dẫn thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp người lao động không đến lấy kết quả hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp

Trường hợp quá thời gian quy định mà người lao động không đến lấy kết quả giải quyết chế độ hoặc không đến nhận trợ cấp thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động làm thủ tục sẽ gửi thông báo cho người lao động về việc hủy hoặc không nhận trợ cấp. Trường hợp này, thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tự động bảo lưu theo quy định.

Trường hợp người lao động bị chấm dứt hoặc có tháng lẻ chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp

Cơ quan BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp sẽ cung cấp mẫu C15-TS để ghi lại quá trình người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, xác nhận thời gian bảo lưu. Người lao động nếu tiếp tục tham gia BHXH thì nộp mẫu lên Cơ quan bảo hiểm để chốt bảo lưu thất nghiệp, thời gian chưa hưởng trợ cấp sẽ làm căn cứ tính hưởng cho lần kế tiếp.

Người lao động cần nắm được điều kiện áp dụng trường hợp của mình nhằm thực hiện các thủ tục để tính thời hạn bảo lưu BHTN và hưởng chế độ đúng quy định. Hy vọng, bài viết này của HR Eduplus có thể mang lại những thông tin hữu ích đến độc giả.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận