Đối Tượng Tham Gia BHXH Bắt Buộc & Tỷ Lệ Trích Nộp Hàng Tháng?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc thể hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động và cả người sử dụng lao động. Cùng tìm hiểu các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc mới nhất năm 2022, căn cứ vào luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP nhé!

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. 

Như vậy, Bảo hiểm xã hội là do Nhà nước Việt Nam đứng ra tổ chức và quản lý theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện có 2 loại hình:

*) Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

*) Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: 

Theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 2089/BHXH, quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là: 

*) Về phía Người lao động: thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm những đối tượng cơ bản sau:

  • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, 
  • Người làm việc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

*) Về phía người sử dụng lao động: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Như vậy, Người lao động và Người sử dụng lao động phát sinh quan hệ lao động bằng việc ký kết hợp đồng lao động sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu thuộc đối tượng tham gia mà không tham gia thì được coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

2. Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng

 Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với người lao động là công dân Việt Nam

Đối với người lao động là công dân Việt Nam mức đóng là 10.5%, đối với ngưởi sử dụng lao động phải đóng 21.5%. Chi tiết các danh mục tham khảo bảng dưới đây:

Các khoản trích theo lương Tỷ lệ trích vào lương của NLĐ Tỷ lệ trích vào chi phí của NSDLĐ Tổng cộng
BHXH  8% 17% 25%
BHYT 1.5% 3% 4.5%
BHTN  1% 1% 2%
BHTNLĐ, BNN  0.5% 0.5%
Tổng tỷ lệ trích 10.5% 21.5% 32%

 

Đối với người lao động nước ngoài kể từ ngày 01/01/2022 áp dụng như sau:

Các khoản trích theo lương Tỷ lệ trích vào lương của NLĐ Tỷ lệ trích vào chi phí của NSDLĐ Tổng cộng
BHXH  8% 17% 25%
BHYT  1.5% 3% 4.5%
BHTN  0% 0% 0%
BHTNLĐ, BNN  0.5% 0.5%
Tổng tỷ lệ trích 9.5% 20.5% 30%

Trên đây là những chia sẻ trên góc độ tham khảo Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực. Hy vọng bài viết đã một phần nào giải đáp được các thắc mắc của quý bạn đọc. Xin cảm ơn!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận