Chính Trị Công Sở, Cách Biến Ứng Khéo Léo

Chính trị công sở giống như một mạch nước ngầm chảy trong lòng văn hoá của nhiều doanh nghiệp, chính trị công sở đang ngày càng trở nên phổ biến. Vậy rốt cuộc đây là điều tốt hay xấu? Và chúng ta nên ứng xử như thế nào nếu một ngày lại rơi vào vòng chính trị này?

Chính trị công sở là gì?

Chính trị văn phòng thường được mọi người nghĩ đến như một điều gì đó rất khủng khiếp, là cội nguồn của các vấn nạn nơi công sở như: kỳ thị, chia rẽ nội bộ, nói xấu sau lưng, xu nịnh cấp trên…được thực hiện bởi các đối tượng điển hình:

  • Người buôn chuyện.
  • Kẻ phá ngầm.
  • Kẻ nẫng tay trên.
  • Người xu nịnh.
  • Thân tín của sếp

Tóm lại, chính trị công sở luôn được gắn mác là tiêu cực với những  hành vi để đạt được mục đích của một cá nhân/ nhóm nhân viên nào đó. Những hành vi này có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về quản lý trong cuốn Enlightened Office Politics: Understanding, Coping with, and Winning the Game – Without Losing Your Soul, thì chính trị công sở không hề mang tính tiêu cực hay tích cực.

Chính trị công sở đơn thuần là quá trình dùng cảm xúc hoặc thông tin để chi phối các quyết định phân bổ nguồn lực, mục tiêu, hoạt động hạn chế trong môi trường có sự khác biệt hay cạnh tranh giữa nhiều cá tính và lợi ích”.

Nhưng nhớ rằng đây là công sở, là nơi có 1001 câu chuyện xảy ra mỗi ngày. Và bạn cần học cách để làm quen, ứng xử trước nó. Vậy làm thế nào để trở thành chuyên gia về chính trị công sở?

Hãy trò chuyện để mở rộng mối quan hệ 

Chốn công sở xung quanh bạn sẽ có những “chính trị gia” khác nhau, từ những người chuyên tỏ ra quan tâm nhưng thực chất là để lấy thông tin từ bạn, từ những người tỏ ra ít nói nhưng nắm mọi việc trong lòng bàn tay và là “nội gián” cho cấp trên, đến việc có những người xu nịnh lộ liễu.

Rất khó để bạn né tránh hoặc nếu bạn cứ né tránh, tỏ ra khó chịu vô hình chung bạn đang tự cô lập chính mình. Thay vào đó, hãy quảng giao, kết bạn rộng rãi và tỏ ra thân thiện, thiện chí với tất cả mọi người. Dù sao tất cả đều là đồng nghiệp của nhau, bạn không nên quá khép kín mà càng chẳng nên quá gay gắt với ai. Hãy kết thân, vui vẻ với họ để nhận được nhiều sự ủng hộ, yêu thích và hạn chế những thù ghét cá nhân nơi công sở.

Đặc biệt xây dựng những mối quan hệ tín nhiệm, thiện cảm với những người sẽ sẵn sàng ủng hộ và có đánh giá chính xác cho mọi công sức của bạn.

Đừng quá tách biệt bản thân với các hội nhóm công sở 

Hãy tận dụng thời gian để có thể góp mặt trong những câu chuyện vui của đồng nghiệp. Bạn không cần hùa vào những câu chuyện nói xấu nếu không thích. Bạn cũng không cần phải trở thành thành viên của hội hay cô lập người khác. Nhưng đừng bỏ lỡ những câu chuyện vui vô thưởng vô phạt khi bàn về một đồng nghiệp giỏi, xinh đẹp. Hoặc đừng lảng tránh những bữa ăn chung cùng đồng nghiệp. Nó cũng là cách tốt để bạn hòa nhập với mọi người.

Không nịnh bợ nhưng hãy cập nhật công việc thường xuyên để sẵn sàng báo cáo 

Cướp công cũng là một kiểu của những người chính trị gia công sở. Do đó, hãy ghi chép cẩn thận các công việc bạn đã làm để khi cấp trên hỏi đều không lúng túng, có cách trả lời rõ ràng và thể hiện chắc chắn năng lực của mình.

Đừng dùng “gậy ông đập lưng ông” 

Nếu bị ai đó chơi xấu, đừng nghĩ đến việc sẽ dùng chính cách xấu để ứng xử với họ. Thay vào đó, trước hết hãy chứng minh bằng công việc, sau đó là những cuộc đối thoại trực tiếp cùng nhau. Tất nhiên, bạn không gay gắt và khó chịu với đồng nghiệp. Nhưng nếu mọi việc đã đi quá xa thì chắc chắn là chúng ta nên có động thái để họ biết bằng bạn không phải là người dễ lấn lướt.

Trong mọi chuyện, kết quả công việc luôn chứng minh tất cả. Sau đó, thái độ văn minh bằng cách giữ bình tĩnh, phản ứng đẹp và minh bạch cũng sẽ là cách khiến những đồng nghiệp xấu phải dè chừng bạn.

Am hiểu văn hoá doanh nghiệp, hiểu về quy tắc ngầm

Mỗi công ty đều sẽ có một văn hoá doanh nghiệp cũng như quy tắc ngầm riêng. Nếu bạn chịu khó đào sâu, tìm hiểu và nắm rõ chúng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Bạn sẽ biết cần làm gì hay tránh hành xử như thế nào để công việc thuận lợi hơn. Hãy nhớ rằng, làm việc một mình sẽ rất khó khăn trong việc thăng tiến, hoàn thành công việc là tốt nhưng hãy luôn kết giao, hỗ trợ và nâng đỡ các yếu tố khác.

Để trở thành chuyên gia về lĩnh vực “chính trị công sở” bạn cần 4 có chỉ số nhận thức cảm xúc thông minh: tự nhận thức, tự kiểm soát, nhận thức tốt về xã hội, quản lý tốt các mối quan hệ (Theo Daniel Goleman, tác giả cuốn Leadership: The Power of Emotional Intelligence).

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” không thể phủ nhận chính trị công sở sẽ khiến nhiều người thực sự không thoải mái khi đi làm, áp lực, stress. Nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là vấn đề có thể giải quyết được bằng sự khéo léo của bạn. Biết điều gì nên và không nên làm, biết ai nên và hạn chế tiếp cận. Khi bạn được nhiều người biết đến theo một nghĩa tích cực, bạn không có nhiều hiềm khích, bạn dễ dàng bắt chuyện cùng mọi người, bạn được mọi người “dè chừng” thì sẽ rất thuận lợi cho sự thăng tiến hoặc ít nhất là thuận lợi cho không khí làm việc của chính bạn mỗi ngày.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Chính Trị Công Sở, Cách Biến Ứng Khéo Léo […]

%d bloggers like this: