Chuyên Gia Tiết Lộ Kinh Nghiệm Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả

Quản trị chiến lược nhân sự chính là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thị trường kinh doanh nhiều biến động. Quản lý nhân sự hiệu quả sẽ nâng cao hiệu suất và chất lượng làm việc của nhân viên đồng thời khẳng định, phát huy vai trò của người quản lý. 

Vậy làm sao để quản lý nhân sự hiệu quả? Hãy cùng HR Eduplus tìm hiểu về kinh nghiệm quản lý nhân sự từ các chuyên gia hàng đầu nhé!

Mục tiêu của việc quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự là hệ thống các chính sách và hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho các nhóm nhân sự hoặc công việc cụ thể trong doanh nghiệp. Một chiến lược nhân sự tốt phải đảm bảo những mục tiêu cơ bản như:

  • Phát triển mô hình năng lực nhân sự
  • Phân tích các nhóm nhân sự và nguồn nhân lực
  • Đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược

Bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả

Truyền cảm hứng cho người khác 

Bạn có thể đã quá quen với hình ảnh người quản lý sử dụng mệnh lệnh hay các văn bản chính sách, để áp lệnh xuống nhân viên. Kết quả có thể đạt như ý nguyện nhưng thường thì sẽ thiếu đi sự đột phá, ý tưởng mở rộng. Thay vào đó, người quản lý là người đứng đầu trong một tổ chức, là người lèo lái con thuyền nhân sự đến những mục tiêu, lý tưởng chung thử thay đổi những quy củ này bằng cách truyền cảm hứng cho nhân sự của mình thông qua kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo của mình.

Truyền cảm hứng làm việc cho doanh nghiệp giống như một sự cống hiến tự nguyện

Nghệ thuật truyền cảm hứng như:

  • Lãnh đạo/người quản lý phải là lá cờ đầu trong mọi việc
  • Biết cách xây dựng niềm tin
  • Đưa ra chiến lược, định hướng rõ ràng
  • Khuyến khích sự sáng tạo
  • Tạo cơ hội cho nhân viên được học hỏi và phát triển
  • Thưởng phạt phân minh
  • Chia sẻ thành công

Có tầm nhìn chiến lược (nhìn xa trông rộng)

Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có tầm nhìn – hình ảnh, bức tranh tưởng tượng về tương lai của tổ chức, được truyền bá một cách rõ ràng và thuyết phục, là định hướng gắn liền với mọi hoạt động của tổ chức.

Tầm nhìn chiến lược sẽ là nguồn động lực thúc đẩy, truyền cảm hứng và khuyến khích nhân viên cùng tiến lên để đạt được. 

Một người quản lý cỏ tầm nhìn xa sẽ sẽ giúp tổ chức đó tồn tại và hoạt động lâu dài, là đòn bẩy để tổ chức đó vươn lên một tầm cao mới với những bước đi rõ ràng, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Phương thức truyền đạt tầm nhìn:

  • Suy nghĩ về những thách thức đang đặt ra cho phòng/ban/tổ hay tổ chức 
  • Tưởng tượng ra một bức tranh lớn (các vấn đề, tình huống cải thiện, lợi ích…)
  • Phác thảo hình thức truyền đạt (Ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào?, Ở đâu, khi nào? trực tiếp hay gián tiếp?, cá nhân hay tập thể?…)
  • Thực hành dự định ra giấy, văn bản

Hãy trở thành người giao tiếp tuyệt vời

Kỹ năng giao tiếp của nhà quản lý/lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng, bởi lẽ đối tượng giao tiếp bao gồm rất nhiều phân cấp khác nhau: nhân viên, ứng viên, cấp dưới… Để hoàn thành được vai trò của mình nhà quản lý cần biết nói đúng lúc, đưa ra các phát ngôn có trọng lượng, ý nghĩa và nghiêm túc.

Đi cùng với kỹ năng giao tiếp tốt, nhà quản lý cũng nên chú ý đến kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu – mắt xích quản trọng khai thác thông tin giúp cuộc trò chuyện diễn ra được hiệu quả.

Những quy tắc, nghệ thuật ứng xử khéo léo trong giao tiếp:

  • Lắng nghe tích cực, thấu hiểu và đồng cảm
  • Linh hoạt trong phong cách và phương tiện giao tiếp
  • Lưu ý đến cách diễn đạt qua các kênh giao tiếp
  • Giao tiếp với thái độ thân mật
  • Lời phê bình mang tính xây dựng
  • Tiếp nhận và phản hồi

Am hiểu về công nghệ

Thời đại 4.0 cùng xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp đang là giải pháp tuyệt vời thay thế cho việc điều hành doanh nghiệp theo kiểu truyền thống, giải phóng những hạn chế trong quản trị nhân sự. Chính vì vậy, để tối ưu hoá hiệu quả, quản lý khoa học, cập nhập cái mới, nhà quản lý cần áp dụng các công nghệ, công cụ và giải pháp phần mềm quản lý nhân sự để mọi quy trình làm việc của nhân sự trong tổ chức đều được quản lý một cách dễ dàng và đánh giá khách quan.

Người quản lý am hiểu công nghệ giúp có được cái nhìn “tôn trọng” của nhân viên, luôn trau dồi, học hỏi và cải thiện chính mình, sẵn sàng chuyển đổi theo chuyển động của xã hội.

Nếu lãnh đạo/người quản lý doanh nghiệp nhận thức được vai trò của các công nghệ số đối với hoạt động kinh doanh và xu thế phát triển sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đầy đủ, toàn diện và lâu dài. Tiết kiệm được chi phí đầu tư, tư duy đi đến thành công nhanh hơn.

Hãy linh hoạt trong quản lý

Trao quyền, hợp tác, linh hoạt và khai thông dòng chảy công việc. Quản lý nhân sự là một công việc khó khăn và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Một trong những kinh nghiệm làm quản lý nhân sự từ chuyên gia chính là hãy linh hoạt trong mọi trường hợp. 

Quản lý nhân sự linh hoạt: Quản lý theo kỹ năng, không phải vai trò

Nhà lãnh đạo, quản lý hiện nay nếu muốn đi nhanh, đi xa và đến đích cho mọi mục tiêu của bản thân và của tổ chức trong bối cảnh VUCA:

V – Volatility: biến động/không ổn định

U – Uncertainty: bất định

C – Complexity: phức tạp

A – Ambiguity: mơ hồ

Các nhà quản lý cần xác định được 3 vấn đề chính:

  1. Những công việc trực tiếp tạo ra giá trị 
  2. Những công việc phi giá trị nhưng cần thiết
  3. Và tất cả những công việc không cần thiết, không tạo ra giá trị

Để từ đó: loại bỏ (3), quản lý sao cho càng ít (2) càng tốt, tập trung toàn lực vào (1). Để tập trung vào (1) quản lý phải là người phục vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên hoàn thành công việc.

Một nguyên tắc quan trọng dành cho nhà quản lý là: Hãy buông vô lăng

  • Để những người thực hiện công việc tự lên kế hoạch và thiết kế công việc của họ. 
  • Cung cấp các điều kiện làm việc: Thời gian, tài chính, công cụ… 
  • Tháo gỡ những rào cản, những khó khăn thuộc về hệ thống vượt tầm của người lao động để họ có thể làm việc hiệu quả nhất.
  • Xem xét lại hệ thống kiểm soát, bỏ bớt hệ thống kiểm soát, giảm nhẹ chúng để hệ thống hoạt động linh hoạt hơn.

Tăng cường sự tương tác

Một tổ chức tốt nhất là tổ chức có sự đoàn kết cao nhất. Nếu muốn đội ngũ nhân sự của mình luôn gắn kết và hợp tác cùng nhau, người quản lý cần phải xoá bỏ định kiến đối với bộ phận nhân sự. Hãy cho nhân viên thấy rằng bộ phận nhân sự luôn cố gắng xích lại gần hơn với tất cả mọi người.

  • Nắm rõ năng lực từng người, sắp xếp phối hợp tương ứng
  • Thực hiện luân chuyển nhân viên, phân chia công việc, vai trò
  • Tạo ra môi trường làm việc nhóm hiệu quả
  • Mọi nhân viên đều có quyền phát biểu, nêu cảm nghĩ
  • Tổ chức hoạt động giao lưu: Team building, liên hoan, tổ chức sinh nhật…
  • Quỹ khuyến khích, động viên khích lệ tinh thần và tạo động lực làm việc

Chấp nhận rủi ro

Rủi ro là điều không ai mong muốn thế nhưng không ai có thể làm chủ được điều này. Do đó nhà quản lý cần học cách chấp nhận rủi ro. Việc áp dụng quy trình tuyển dụng hay quản lý quy trình làm việc mang tính truyền thống đảm bảo tính an toàn. Tuy nhiên trên thực tế nếu bạn không chấp nhận mạo hiểm, thử sức mình ở các chiến lược hay cách làm và giải pháp mới, bạn không thể tạo ra điều khác biệt cũng như bứt phát và phát triển. 

Chấp nhận rủi ro sẽ giúp bạn có được sự trù bị tốt nhất cho tất cả các tình huống xấu có thể xảy ra. Như vậy bạn sẽ có sự chủ động cần thiết cũng như có sự chuẩn bị những phương án, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh một cách tốt nhất. Từ đó đội ngũ nhân viên cũng sẽ tin tưởng hơn vào người quản lý và tổ chức mà mình đang làm việc.

Trên đây là các kinh nghiệm quản lý nhân sự hữu ích mà HR Eduplus đã tổng hợp lại từ các chuyên gia đầu ngành. Tuy nhiền, tuỳ vào tình hình thực tế và tính chất của từng doanh nghiệp mà nhà quản lý có thể linh động áp dụng các kinh nghiệm, kỹ năng khác nhau. Chúc bạn và doanh nghiệp thành công!

Xem thêm: 10 Bí Quyết Quản Lý Nhân Viên Có Hiệu Suất Kém

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận