Nếu bạn là một Newbie (người mới) chân ướt chân ráo bước vào nghề nhân sự chắc hẳn bạn sẽ bàng hoàng khi tiếp cận với hệ thống văn bản pháp luật, bạn lo lắng không biết làm thế nào để tra cứu văn bản pháp luật chính xác nhất. Bạn đừng lo vì bài viết này của HR Eduplus sẽ hướng dẫn kinh nghiệm giúp bạn tra cứu văn bản pháp luật chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao cần tra cứu, nắm bắt văn bản Pháp luật
- Để tư vấn: Nắm chắc luật để tư vấn cho ban lãnh đạo, cấp trên về hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với doanh nghiệp, và linh hoạt xử lý dựa trên tôn chỉ của pháp luật lao động.
- Đảm bảo hoạt động: Đảm bảo doanh nghiệp vận hành trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
- Ngăn ngừa rủi ro: Hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nâng tầm hiểu biết, giải quyết vấn đề.
- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp
- Tạo dựng uy tín doanh nghiệp, cá nhân với đối tác.
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
STT | Cơ quan ban hành (chủ thể ban hành) | Tên văn bản ban hành |
1 | Quốc Hội | Hiến Pháp, Luật, Nghị Quyết |
2 | Ủy ban thường vụ Quốc Hội | Pháp lệnh, Nghị quyết |
3 | Chủ tịch nước | Lệnh, Quyết định |
4 | Chính phủ | Nghị Định |
5 | Các cơ quan cùng ban hành: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | Nghị quyết liên tịch |
6 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
7 | Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao | Nghị quyết |
8 | Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Thông tư hoặc Thông tư liên tịch giữa các cơ quan |
9 | Tổng Kiểm toán Nhà nước | Quyết định |
10 | Hội đồng nhân dân cấp tỉnh | Nghị quyết |
11 | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quyết định |
3. Kỹ năng tra cứu, tìm kiếm văn bản pháp luật
Nguồn tra cứu tìm kiếm văn bản pháp luật
Tra cứu, tìm kiếm các văn bản pháp luật được in trên giấy:
- Tài liệu pháp luật sách chuyên ngành, Luật còn hiệu lực.
- Sách, tài liệu pháp luật giảng viên cung cấp
- Sách, tài liệu pháp luật tại hệ thống thư viện, trường học
- Báo chí
Tra cứu, tìm kiếm bằng Internet
Nguyên tắc khi tra cứu văn bản pháp luật
- Bảo đảm tính hiệu lực: Các văn bản pháp luật khi tra cứu phải đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.
- Bảo đảm tính chính xác: Các văn bản, điều luật phải được trích dẫn chính xác, bảo đảm hiểu đúng quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện: Khi tra cứu cần phải tìm kiếm đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến sự việc chứ không phải chỉ áp dụng duy nhất một luật chuyên ngành dẫn đến thiếu sót không đầy đủ thông tin.
4. Những trang web chuyên tra cứu văn bản Pháp luật
1. Thư viện pháp luật: https://thuvienphapluat.vn/
2. Luật Việt Nam – Tiện ích văn bản luật: https://luatvietnam.vn/
3. Thư ký Luật: https://thukyluat.vn
Ba website này là nơi cập nhật các văn bản từ trung ương đến địa phương, các bạn có thể Tra cứu tính hiệu lực văn bản, văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung, có cả bản tiếng anh,… Và rất nhiều tiện ích khác.
4. Trang Bản án: https://banan.thuvienphapluat.vn/
Nơi lưu trữ hàng nghìn bản án với nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời cập nhật hàng ngày những tin tức mang tính thời sự với nội dung bình luận phong phú.
5. Trang Nhân lực ngành luật: https://nhanlucnganhluat.vn/
Nơi kết nối giữa nhà tuyển dụng với người đang có nhu cầu tìm việc
6. Cổng thông tin điện tử Tòa án Nhân dân tối cao: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/home
Một trang web hữu ích không chỉ dành riêng cho các bạn học luật mà người dân còn có thể thực hiện việc khiếu nại một cách trực tuyến
7. Trang Quốc Hội: http://quochoi.vn/Pages/default.aspx
8. Trang web Bộ tư pháp: http://www.moj.gov.vn/Pages/home.aspx\
9. Các trang báo uy tín có thể giúp bạn nắm bắt thông tin kịp thời:
VnExpress, Thanh niên, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, Dân trí, VTV News, Zing, Hải quan…( mình hay xem tin tức trên các trang này đề phòng những thông tin “lá cải”)
10. Diễn đàn, thảo luận:
Dân Luật: https://danluat.thuvienphapluat.vn/
Nơi thảo luận, trao đổi các vấn đề pháp luật, tập hợp những bài viết tổng hợp hữu ích cho phù hợp với mọi đối tượng
11. Pháp lý khởi nghiệp: https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/
12. Thủ tục hành chính: http://csdl.thutuchanhchinh.vn/
5. Hướng dẫn cách tra cứu văn bản luật làm “chủ” Google
Bước 1: Đi tìm quy định gốc của Luật, mọi thứ xuất phát từ Luật
Bước 2: Tìm mở rộng ở Nghị định
Bước 3: Tìm mở rộng ở Thông tư
Bước 4: Tham chiếu văn bản khác
Bước 5: Tra cứu tại nguồn đáng tin cậy từ kết quả google trả về
Ví dụ: Bạn muốn tra cứu về hợp đồng lao động, bạn hãy thực hiện các bước sau
Bước 1: Gõ tìm kiếm với keyword nguyên bản
“Quy định của luật về hợp đồng lao động”
Bước 2: Tại bước này bạn có thể tra cứu với cụm từ thuộc phạm vi Nghị định
“Nghị định về hợp đồng lao động” hoặc “Nghị định hướng dẫn về Hợp đồng lao động”
Bước 3: Thực hiện tra cứu đến keyword thuộc phạm vi Thông tư
“Thông tư hướng dẫn về hợp đồng lao động” hoặc các bạn có thể tra cứu luật theo lĩnh vực, tuỳ thuộc về lĩnh vực bạn muốn tham chiếu cho doanh nghiệp.
Bước 4: Sau khi có được list danh sách kết quả tra cứu tại Google, bạn cần kiểm chứng, xét các yếu tố dựa trên những tiêu chí sau:
- Tính hợp lý
- Tính đúng đắn.
- Có cơ sở hệ thống, trình tự Trích dẫn Luật – NĐ – TT
- Tính logic trong dẫn chiếu hoặc cụ thể dẫn chiếu sang điều khoản khác.
- Tính xác thực: Nguyên gốc văn bản
Bước 5: Nên tra cứu tại danh sách website phía trên HR Eduplus gợi ý để có được kết quả và tài liệu tham chiếu chính xác nhất.
Hệ thống các văn bản pháp luật luôn là nguồn thông tin duy nhất, chính xác hỗ trợ cho việc tra cứu học tập và làm việc. Bạn thường tra cứu văn bản pháp luật theo cách nào? Tra cứu tại địa chỉ website/nguồn nào? Hãy chia sẻ với HR Eduplus những trang tra cứu văn bản pháp luật tiện ích khác mà bạn thấy hay và hữu ích bằng cách comment xuống phía dưới nhé!