Cách Tính Lương Hưu Nghỉ Hưu Trước Tuổi Mới Nhất 2022

Lương hưu luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động đã đến độ tuổi về hưu. Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả các lao động đều có thể nghỉ hưu theo đúng quy định, vẫn có rất nhiều những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do sức khoẻ, do giảm biên chế…Vậy nên, nhiều người còn băn khoăn về cách tính lương hưu nghỉ trước tuổi mới nhất, hãy cùng HR Eduplus tìm hiểu chi tiết tại bài viết này nhé!

1. Điều kiện hưởng lương hưu BHXH

1.1 Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

Người lao động (NLĐ) đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1


Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên

Lao động nam: Đủ 60 tuổi 6 tháng

Lao động nữ: Đủ 55 tuổi 8 tháng

 

Trường hợp 2
Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.Lao động nam: Đủ 55 tuổi 6 tháng

Lao động nữ: Đủ 50 tuổi 8 tháng

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng lương hưu năm 2022 đối với người lao động (NLĐ) sẽ có sự thay đổi so với năm 2021, cụ thể như sau:

1.2 Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

– Điều kiện để người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu:

(1) Đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.

(2) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

2. Mức hưởng đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

1.1. Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Mức hưởng hàng tháng của NLĐ được tính như sau:

 

Mức lương hưu hàng tháng

 

 

=

 

 

Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng

 

 

X

 

 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

 

Trong đó:

**Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

Đối với lao động nam:

  • Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%)
  • Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
  • Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ:

  • Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
  • Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
  • Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Lưu ý: Trường hợp NLĐ hưởng lương nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

**Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại:

Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014.

Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015.

Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH

1.2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện

2.1. Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Mức hưởng của người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng lương năm 2022 được tính như sau:

 

Mức lương hưu hàng tháng

 

 

=

 

 

Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng

 

 

X

 

 

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

 

Trong đó:

** Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

Đối với lao động nam:

  • Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%)
  • Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
  • Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ

  • Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
  • Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
  • Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

** Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (xem chi tiết tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP).

2.2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Giống như trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

4. Nên hưởng lương hưu hay nhận trợ cấp BHXH 1 lần?

Người lao động được yêu cầu hưởng BHXH 1 lần trong các trường hợp sau:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH (ít hơn 20 năm).
  • Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH.
  • Người đang mắc bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng (HIV/AIDS, ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao và những bệnh khác theo quy định Bộ Y tế).
  • Định cư ở nước ngoài.

Khi hưởng trợ cấp BHXH 1 lần thì NLĐ nhận được số tiền lớn ngay trong một thời điểm. Tuy nhiên nếu so với hưởng lương hưu thì nhận BHXH 1 lần có thể thiệt thòi cho NLĐ. Cụ thể:

  • Số tiền nhận BHXH 1 lần thường thấp hơn so với mức hưởng lương hưu hàng tháng.
  • Hưởng BHXH 1 lần đồng nghĩa với việc NLĐ tự tước đi quyền an sinh cơ bản của bản thân như: được cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ chế độ tử tuất, trợ cấp mai táng…

Như vậy để đảm bảo cuộc sống khi về già, bạn nên cân nhắc kỹ giữa hai quyết định này. Nếu không lựa chọn hưởng BHXH một lần, bạn có quyền bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH cho đủ số năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu, chăm sóc sức khỏe khi về già.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận