Trái ngành trái nghề (dân tay ngang) là một thuật ngữ ngày nay đã không còn quá xa lạ, đặc biệt đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Nhưng để có thể trái ngành trái nghề một cách tốt đẹp là điều không phải ai cũng biết? Cần phải nhận ra những bất lợi và nhận định được những hành trang cần chuẩn bị để có thể dễ dàng hoà nhập hơn.
Những khó khăn khi mới chân ướt, chân ráo vào nghề khi rẽ trái.
1. Kiến thức và kỹ năng không được hệ thống hoá rõ ràng
Bất lợi của những bạn chấp nhận trái ngành trái nghề, chính là không được đào tạo những kiến thức cơ bản nền tảng theo trường lớp. Vì vậy, để có thể làm nổi bật mình giữa hàng trăm hàng ngàn các ứng viên mà hơn phân nửa là các cử nhân chuyên ngành, buộc các bạn phải chứng tỏ thực lực khác biệt của bản thân.
Những bạn “dân tay ngang” ngành nhân sự thường bắt đầu từ những công việc đơn cử nhất như: quản lý sổ sách, hợp đồng, văn phòng phẩm, tuyển dụng…Vô hình chúng tạo nên những khó khăn trong việc hình dung và hiểu rõ chức năng của Nhân Sự.
Một nhà nhân sự chuyên nghiệp đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, bạn còn phải biết đánh giá, đo lường, quản lý nguồn lực, tư vấn chế độ phúc lợi, đào tạo nguồn nhân lực, sắp xếp nhân sự của các phòng ban và đưa ra quy trình làm việc làm việc sao cho các bộ phận làm việc nhịp nhàng và hiệu quả nhất với nhau… và còn rất nhiều nghiệp vụ bổ sung khác.
Các bạn “dân tay ngang” thường bị nhầm lẫn, chồng chéo công việc của các bộ phận phòng bạn khác không thuộc nghiệp vụ của HR hoặc không “điểm mặt gọi tên” cụ thể. Từ đó, dẫn đến tình trạng hiệu suất làm việc kém, cơ chế KPI thiếu minh bạch. Giai đoạn đầu hiệu quả công việc khó đạt được như mong đợi dễ dẫn đến chán nản.
2. Thiếu phương pháp luận
Chính bởi việc thiếu kiến thức nền tảng cơ bản, những bạn làm trái ngành trái nghề khó có thể vẽ được một bức tranh tổng quan toàn diện về ngành nghề vô hình chung tạo cho các bạn một sự bị động trong cách tiếp cận và giải quyết các tình huống.
Khi gặp một vấn đề phát sinh, thường những bạn trái ngành sẽ có xu hướng tìm kiếm tham khảo kiến thức tại các nguồn khác nhau: internet, diễn đàn, tiền bối trong ngành…Nhưng khi tiếp nhận thông tin, đa phần các bạn ít có khả năng chắt lọc độ chính xác của thông tin. Áp đặt ngay hoặc áp đặt một cách “mù quáng” thiếu tính phản biện và phân tích các giải pháp phù hợp với tình huống của chính mình. Dẫn đến câu chuyện các giải pháp đôi khi chưa phù, phát sinh sai phạm, hoặc đôi khi phát sinh thêm vấn đề mới ngoài tầm kiểm soát.
3. Trở ngại giao tiếp
Mọi sự phát triển đều dựa trên nền tảng cơ bản. Nếu thiếu đi kiến thức nền tảng cơ bản, bạn không chỉ gặp rắc rối trong nghiệp vụ mà còn nghiệp trong hơn trong việc tiếp nhận, giải quyết. Bởi bạn không đủ kiến thức để nhận định hướng giải quyết đó là đúng hay sai? Dẫn đến việc phát sinh nhiều mâu thuẫn, sự đồng điệu trong nghiệp vụ hạn chế, không ăn khớp với các phòng ban chức năng khác.
Loay hoay, giải quyết đại vấn đề chính là “lỗ hổng” sự nghiệp kiến cho “trên không phục, dưới không nghe”, dần dần mất đi sự tín nhiệm của mọi người.
Đừng ngại ngần không dám hỏi chỉ vì sợ hãi, sợ lòi điểm yếu của bản thân. Hãy hỏi để cho mọi người thấy bạn cần gì, và muốn học được điều gì? Sự hướng dẫn và những lời khuyên từ anh chị đồng nghiệp, từ những trải nghiệm thực tế sẽ là nền tảng kiến thức mà không lớp học nào có thể mang đến cho bạn được.
4. Thiếu kết nối
Đa số những vấn đề thường thấy, dấu hiệu nhận biết một “tay ngang” ở bất kì một ngành nghề nào phải kể đến sự thiếu kết nối. Việc bạn không làm đúng lĩnh vực mà bạn trước đó bạn định hướng đồng nghĩa với việc bạn không thể xây dựng mối quan hệ trong nghề. Nếu bạn vô tình tìm được “một cây đại thụ” trong nghề thông qua người đó bạn đã có sẵn một “cánh cửa” để bước những phương pháp – ứng dụng nào đang phổ biến hiện tại, cộng đồng nào uy tín và chất lượng, công ty nào phù hợp và chưa phù hợp,…
Nếu bạn là một người chủ động và đam mê với công việc đủ nhiều, xin chúc mừng, bạn chắc chắn sẽ tạo được vòng tròn kết nối của riêng bạn, vòng tròn này sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường thăng tiến trong sự nghiệp. Nhưng nếu bạn không, sẽ khó khăn đấy! Nếu vòng tròn kết nối của bạn không đủ mạnh, cô độc là cảm giác đầu tiên bạn sẽ nhận được. Dần lâu, bạn sẽ bắt đầu thấy hoài nghi về năng lực bản thân, những điều bạn làm có thực sự giúp ích cho tổ chức, mục đích của công việc này là gì, và cảm giác “vô định” là điều mà những “tay ngang” làm nghề sẽ nhận được nếu bản thân bạn không có ý chí và định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
Ngoài ra, “dân tay ngang” còn gặp một vài bất lợi khác như: mất thêm thời gian để được đào tạo lại chuyên môn khác, đánh mất lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển, …nhưng bù lại, việc làm trái ngành trái nghề cũng mang lại rất nhiều những điều tốt đẹp:
- Tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm kiến thức, nâng tầm hiểu biết
- Khám phá năng lực của bản thân
- Trải nghiệm thêm một nghề mới
- Hạn chế sự cạnh tranh về cơ hội việc làm với những người có cùng chuyên môn
Nhưng, chúng ta cũng không thể phủ nhận, đã có không ít nhân sự “tay ngang” đã thành công với nghề. Tuy khởi đầu chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn, nhưng hãy từng bước vượt qua bằng nhiều cách khác nhau. Học hỏi và tích lũy, có ngày sẽ mang đến thành công. Vì như thế nào đi nữa, kiến thức và kinh nghiệm là hai thái cực song hàng dẫn bạn đến thành công.
Tuy nhiên, không có gì là không thực hiện được nếu như bạn quyết tâm cố gắng. Hiện nay, có rất nhiều chương trình đào tạo hoặc các khóa học ngắn hạn từ 3-6 tháng, cung cấp đầy đủ từ lý thuyết đến thực tiễn, các bạn có thể đăng ký tham gia để có những hiểu biết sâu hơn về ngành nghề mà mình muốn hướng đến tham khảo TẠI ĐÂY.
Hy vọng, bài viết trên của HR Eduplus đã giúp bạn có được những lát cắt đằng sau việc chọn lựa làm trái ngành nghề. Tự ý thức lấp đầy những lỗ hổng mà “dân tay ngang” cần phải nỗ lực. Các ngành học, kinh nghiệm sống đều giao thoa nhau, nếu bạn biết cách vận dụng chúng thì không gì làm khó được bạn. Mạnh dạn chuyển mình, nắm bắt cơ hội, từ bỏ cái tôi để sống và làm việc hết mình. Đặc biệt hơn, là “tay ngang”, không đồng nghĩa bạn thiệt thòi hơn so với các đồng nghiệp của mình, hãy biết tận dụng lợi thế đó, trau dồi và rèn giũa bản thân để trở thành một người Nhân sự thành công nhé!