Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp: Chi Tiết Và Hiệu Quả

Văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị tinh thần cốt lõi được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài thì không thể bỏ qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?

1.1. Định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản tinh thần, là “phần hồn” giúp tạo dựng thương hiệu, nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững.

Văn hóa doanh nghiệp được xem là đời sống tinh thần và tính cách của con người cũng là phần quyết định đến sự thành bại lâu dài của một doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen – là yếu tố vô hình nhưng vẫn luôn tồn tại và đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. 

1.2. Cấp độ của văn hoá trong doanh nghiệp

Cấp độ thứ nhất – Cơ cấu hữu hình của doanh nghiệp

Những giá trị văn hóa hữu hình, bao gồm các sự vật và sự việc mà một người có thể nghe, nhìn và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức.

Cấp độ thứ hai – Các giá trị được tuyên bố/ chấp nhận

Những giá trị được doanh nghiệp công bố rộng rộng rãi, có thể nhận biết ngay từ văn bản, cách diễn đạt và cách thể hiện của nhân viên. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược và mục tiêu,… đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.

Cấp độ thứ ba – Các quan niệm chung

Nằm sâu từ bên trong doanh nghiệp, ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các thành viên và trở thành thói quen chi phối hành động.

1.3. Văn hoá doanh nghiệp có vai trò gì?

  • Thu hút ứng viên cho tuyển dụng
  • Tạo ra các nhân viên trung thành
  • Văn hóa doanh nghiệp hạn chế các xung đột nội bộ
  • Đẩy mạnh hiệu suất làm việc của nhân viên
  • Xây dựng bản sắc cá nhân của doanh nghiệp
  • Chiếm 20 – 30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1.4. Thế nào là một văn hoá doanh nghiệp bền vững?

Văn hóa doanh nghiệp bền vững được nhìn nhận trên sự ‘share đều’, sự ‘công bằng’ về lợi ích và quyền lợi trong một tổ chức khi có cùng văn hóa.

Theo đó, khi tất cả các nhân viên có cùng văn hóa bắt buộc tổ chức phải chia lại quyền lợi cho những thành viên có cùng cách nghĩ, cách làm, cách hành động thì văn hóa doanh nghiệp sẽ bền vững, tự động và không cần kiểm soát.

2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

2.1 Các yếu tố cấu thành nên văn hoá doanh nghiệp

Tầm nhìn (Vision)

  • Tầm nhìn là yếu tố tiên phong quyết định văn hoá doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược có thể định hướng mọi quyết định của các thành viên trong doanh nghiệp.
  • Tầm nhìn sẽ giúp nhân viên có thể định hướng tốt khách hàng hay cổ đông khi vẫn hoàn thành tốt công việc bằng sự chân thành và đạt được kết quả nổi bật.

Giá trị (Values)

  • Giá trị sẽ hướng dẫn về hành vi, tư duy để thực hiện hóa tầm nhìn của một doanh nghiệp. yếu tốt cốt lõi xây lên sự độc đáo.
  • Giá trị thực hiện hoá tư duy và duy trì nó

Thực tiễn (Practices)

  • Tất cả giá trị sẽ không còn quan trọng nếu ta không thực hành chúng.
  • Tầm nhìn, giá trị đều phải gắn liền với thực tiễn để tăng cường các nguyên tắc, tiêu chí thực hiện kiên quyết để đạt được mục tiêu.

Con người (People)

  • Con người là nhân tố quan trọng nhất, không có doanh nghiệp nào có thể tạo dựng được nền văn hóa thống nhất mà không cần đến yếu tố con người.
  • Con người có thể định hình được mục tiêu, tầm nhìn và triển khai cho doanh nghiệp.
  • Con người sẽ gắn bó với nơi mà họ yêu thích, cống hiến cho nơi mà họ thấy xứng đáng. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp có thể củng cố được sự chặt chẽ, liên kết và hiệu suất làm việc.

Câu chuyện (Narrative)

  • Câu chuyện thương hiệu là một phần di sản của doanh nghiệp, để tạo nên một nền văn hoá công sở độc đáo của bất kì tổ chức, công ty… đều có một câu chuyện lịch sử ghi dấu, lưu truyền.
  • Văn hóa của tổ chức sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi câu chuyện được tìm thấy, định hình, và tường thuật lại một cách hấp dẫn, lôi cuốn.

 Môi trường làm việc “mở” (Place)

  • Môi trường mở, giúp nhân viên kết nối với nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, thấu hiểu nhau nhiều hơn giúp văn hoá công ty từ đó nảy nở, gắn kết và bền chặt.
  • Không gian mở cũng chính là chiếc chìa khoá khai phá những đam mê, nguồn cảm hứng bất tận giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, hăng say hơn, đời sống tinh thần và thể chất được nâng cao. Tình yêu, lòng trung thành của cá nhân đối với công ty, doanh nghiệp, tổ chức được bồi đắp.

2.2. Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững là điều mà các doanh nghiệp đều tập trung hướng đến. Vậy làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.

Văn hóa doanh nghiệp – Cốt cách, nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xác định rõ đối tượng hướng đến của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp hướng đến phục vụ khách hàng trong đó mang lại Giá trị, Niềm tin, Cảm xúc, Sự an tâm cho khách hàng. Đây là những yếu tố được tạo ra từ văn hóa doanh nghiệp.

Quy trình, hệ quy chiếu của hành động tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Để tạo nên những giá trị mang đến cho khách hàng, doanh nghiệp cần đưa ra những yếu tố để đưa đến hành động cho nhân viên.

Dựa trên những mục tiêu như: Giá trị cho khách hàng, niềm tin cho khách hàng, cảm xúc cho khách hàng, sự an tâm cho khách hàng, các cán bộ nhân viên cần có những hành động tương ứng để đảm bảo mục tiêu đó của doanh nghiệp.

Tạo dựng cách chia lương thưởng, chi phí vận hành để xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững, người đứng đầu doanh nghiệp cần thiết lập một luật chơi trong đó có sự tác buộc qua lại và ràng buộc về lợi ích giữa đôi bên là doanh nghiệp và cán bộ nhân viên. Mối liên hệ gắn kết nhất phải kể đến và cũng là giá trị cuối cùng mà văn hóa doanh nghiệp tạo dựng đối với doanh nghiệp chính là doanh thu.

Doanh thu tăng doanh nghiệp tăng đồng nghĩa với thưởng cán bộ nhân viên lớn. Để có thưởng lớn, cán bộ nhân viên buộc phải tham gia vào luật chơi mà doanh nghiệp đã tạo dựng thông qua KPI. Đồng nghĩa với đó, những cá nhân nào không đạt KPI sẽ bị phạt. Chế độ thưởng và phạt công minh sẽ giúp các cá nhân có động lực để thực hiện hành động nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp và mang đến giá trị cho khách hàng.

2.3. Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp chuyên nghiệp

  • Xác định rõ ràng chiến lược, môi trường mà doanh nghiệp mong muốn hướng tới
  • Xác định rõ ràng giá trị cốt lõi đưa tới thành công
  • Tự đánh giá và tiến hành cải thiện
  • Xác định rõ vai trò của lãnh đạo
  • Lên kế hoạch hành động chi tiết
  • Tạo động lực cho nhân viên

3. Văn hoá doanh nghiệp ấn tượng tại một số Tập đoàn trên thế giới

3.1. Google

Google là nhắc đến một hình mẫu về văn hóa doanh nghiệp. Có rất nhiều quyền lợi thú vị và đặc biệt nổi tiếng dành cho nhân viên trong giới startup được khởi nguồn từ Google; như những bữa ăn miễn phí, các bữa tiệc linh đình, những phần thưởng giá trị bằng hiện kim và hiện vật, những buổi thuyết trình chia sẻ của ban điều hành cấp cao, thậm chí là cả văn phòng làm việc cho phép nhân viên mang thú cưng đến cùng. Những nhân viên của Google thường là những người có tính cách độc lập và tài năng, có thể nói họ là những người giỏi nhất trong những người giỏi.

3.2. Facebook

Facebook cũng là một công ty nổi tiếng với quy mô về số lượng nhân viên và những nét đặc trưng của văn hóa nội bộ.

Facebook cho nhân viên của mình rất nhiều quyền lợi như cổ phiếu của công ty, đồ ăn miễn phí trong văn phòng, một không gian làm việc thoáng đãng, thoải mái, thậm chí còn có cả khu giặt đồ trong văn phòng. Văn hóa của Facebook tập trung vào các hoạt động nhóm, tạo điều kiện để mọi người được giao tiếp một cách cởi mở. Đây vẫn là một môi trường mang lại cho nhân viên rất nhiều quyền lợi, ủng hộ việc nhân viên được nâng cao trình độ và phát triển cá nhân.

3.3. Twitter

Twitter luôn ca ngợi văn hóa doanh nghiệp. Người ta dành sự tán thưởng cho những cuộc họp trên tầng thượng của tòa nhà, những đồng nghiệp thân thiện và một môi trường đề cao văn hóa làm việc nhóm (teamwork), nơi mỗi cá nhân đều được truyền cảm hứng từ mục tiêu và tầm nhìn của công ty.

Nhân viên của Twitter có thể ăn uống miễn phí ở trụ sở công ty tại San Francisco, kèm theo đó là những lớp học yoga miễn phí; một số nhân viên còn có thể đi du lịch không giới hạn. Những đặc quyền như thế này không phải là quá lạ lẫm trong giới khởi nghiệp, nhưng điều gì khiến Twitter trở nên thực sự khác biệt? Không có nhân viên nào của Twitter rời bỏ công ty khi họ chưa hoàn thành xong các công việc và nhiệm vụ tại đây. 

Không ai có thể đánh bại được một đội ngũ nhân viên vừa thân thiết với nhau vừa hài lòng với công việc. Không có bất kỳ luật lệ hay chương trình nào có thể khiến nhân viên vui vẻ với công việc hơn là công ty luôn khẳng định và ghi nhận thành quả lao động của họ. Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành vì văn hóa doanh nghiệp phản ánh giá trị, tầm nhìn mà chủ sở hữu muốn tạo ra. Hy vọng, bài viết này của HR Eduplus có thể giúp các bạn độc giả có được cái nhìn đa chiều về văn hoá của một tổ chức, doanh nghiệp.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận