Thang bảng lương là gì? Thang bảng lương có tác động to lớn đến nền kinh tế xã hội của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và đất nước như thế nào? Cụ thể thiết lập thang bảng lương theo cập nhập mới nhất năm 2022 cần chú ý những gì? Hãy cũng HR Eduplus tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Thang bảng lương là gì?
Thang bảng lương là thuật ngữ chỉ hệ thống tương quan tỉ lệ nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động, đảm bảo cho việc sử dụng lao động hợp pháp và đáp ứng tính minh bạch trong thanh toán lương.
Thang bảng lương được xây dựng dựa trên thỏa thuận và năng lực của người lao động để làm căn cứ hợp pháp cho việc trả lương, đồng thời cũng để thể hiện công việc thực tế, kinh nghiệm làm việc và trình độ của người lao động.
Thang bảng lương cần được kiểm tra định kỳ để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường lao động giúp nhà quản lý doanh nghiệp quản lý chi phí lương cực kỳ hiệu quả.
Vai trò của thang bảng lương
- Đảm bảo công bằng trong trả lương của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp dễ dàng kế hoạch hóa quỹ lương – đảm bảo nguồn chi
- NLĐ nắm được mức thu nhập thực tế của mình
- Tạo kỳ vọng phấn đấu để đạt những vị trí có mức lương cao hơn trên thang lương cho NLĐ
- Phân khúc và đánh giá, ghi nhận năng lực của từng cá nhân
2. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương mới nhất
Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Sau khi xây dựng xong thang bảng lương, doanh nghiệp cần công bố công khai tại nơi làm việc, lưu giữ tại doanh nghiệp và giải trình nếu có yêu cầu của cơ quan chức năng.
3. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương
- Hệ thống thang bảng lương
- Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
- Biên bản tham khảo ý kiến của đại diện người lao động (đối với DN có tổ chức đại diện người lao động)
- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
- Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp (Quy chế này rất quan trọng khi quyết toán thuế)
4. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương chi tiết năm 2022
Căn cứ theo Điều 90 và 91 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
4.1. Cách xác định Bậc 1
Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 chia làm 2 giai đoạn, chính vì thế để xây dựng được thang bảng lương phù hợp phải xác định được thời gian doanh nghiệp thành lập nằm trong giai đoạn nào.
Giai đoạn 1: Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/12022 – 30/6/2022
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định
Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp được thành lập từ ngày 1/1/2022 – 30/6/2022 xây dựng thang bảng lương như sau:
- Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng (không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng).
- Mức lương tối thiểu trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường là: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2022 – 30/6/2022 theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Ví dụ mẫu 1
Công ty Lifecore VN ở Mộ Lao, Hà Đông, HN thuộc vùng I (Mức lương tối thiểu vùng I là: 4.420.000). Công ty có tuyển một bạn Nhân Viên Tạp Vụ (công việc đơn giản nằm trong điều kiện bình thường).
Mức lương tối thiểu vùng I: 4.420.000 đ/tháng
Mức lương thấp nhất để ghi vào Bậc 1 với nhân viên làm công việc đơn giản (nhân viên tạp vụ): 4.420.000 đ/tháng
Ví dụ mẫu 2
Công ty Lifecore VN ở Hà Nội thuộc vùng I (Mức lương tối thiểu vùng I là: 4.420.000). Công ty có tuyển một bạn Nhân Viên Kỹ Thuật (Yêu cầu tốt nghiệp Cao Đẳng)
Mức lương thấp nhất để ghi vào Bậc 1 với Nhân Viên Kỹ Thuật (yêu cầu tốt nghiệp Cao Đẳng): 4.420.000 + (4.2.0.000×7%) = 4.729. 400đ/tháng
Tương tự với các vị trí khác như: Giám đốc, Trưởng phòng…thì doanh nghiệp cân đối điều chỉnh sao cho hợp lý.
*Chú ý: Những doanh nghiệp được thành lập từ trước ngày 01/07/2022 thì xây dựng thang bảng lương như trên nhưng đến ngày 01/07/2022 phải điều chỉnh, bổ sung theo Quy Định Mới Nhất của Bộ Luật như dưới đây.
Giai đoạn 2: Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 trở đi
Căn cứ theo Công văn 2086/LĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 17/6/2022 quy định
Về trách nhiệm thi hành: tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm:
Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Theo Nghị định 38/2022/NĐ – CP từ ngày 1/7/2022 mức lương tối thiểu tháng (vùng) năm 2022
Như vậy, từ ngày 01/07/2022 không còn quy định mức lương tối thiểu vùng của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.
Những doanh nghiệp được thành lập từ ngày 01/07/2022 khi xây dựng thang bảng lương – mức lương tối thiểu vùng của nhân viên làm việc đòi hỏi đã học nghề, đào tạo nghề không phải cộng thêm 7% nữa.
Những doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2022 thì phải điều chỉnh, bổ sung lại thang bảng lương từ ngày 1/7/2022 cho phù hợp với Nghị định 38/2022/NĐ-CP, nghĩa là tiếp tục thực hiện việc cộng thêm 7% đối với lao động đã học nghề, đào tạo nghề.
4.2. Cách xác định các Bậc sau (từ bậc 2 trở đi)
Trước đây: Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì quy định
Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
Hiện tại: Nghị định 49/2013/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 145/2020/NĐ CP
Không quy định về khoảng cách giữa các bậc lương. Nên có thể áp dụng theo nghị định 49/2013/NĐ-CP.
Ví dụ mẫu 3
- Nếu trên thang bảng lương doanh nghiệp ghi Bậc 1
Nhân Viên Tạp Vụ: 4.680.000đ/tháng
Nhân Viên Kỹ Thuật: 5.100.000đ/tháng
- Thì trên bảng lương doanh nghiệp Bậc 2 sẽ là:
Nhân Viên Tạp Vụ: 4.680.000 + (4.680.000 x 5%) = 4.914.000 đ/tháng
Nhân Viên Kỹ Thuật: 5.100.000 + (5.100.000 x 5%) = 5.355.000 đ/tháng
Hàng năm, Chính Phủ thường đưa ra những nghị định, nghị quyết quyết định về mức lương tối thiểu vùng phù hợp với nền phát triển kinh tế thị trường do đó doanh nghiệp cần kiểm tra thường kỳ nhằm bổ sung, sửa đổi nhằm cập nhật đúng quy định mới của nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động cần tham khảo ý kiến của đại diện người lao động khi sửa đổi, xây dựng hoặc bổ sung thang lương và phải công bố công khai, minh bạch trước người lao động khi tiến hành ký duyệt và thực hiện.
Hy vọng với những thông tin về thang bảng lương và cách thiết lập thang bảng lương chi tiết cập nhập mới nhất năm 2022 của HR Eduplus sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích nhất giúp ích cho nghiệp vụ công tác thêm toàn diện.
>> Xem thêm: Bảng Chấm Công Là Gì? Mẫu Bảng Chấm Công Mới Nhất 2022
Quá tuyệt vời
Cảm ơn bạn