7 Bước Thiết Lập Một Quy Trình Tuyển Dụng Chuẩn & Hiệu Quả

Trong bối cảnh lực lượng lao động đang ngày càng trẻ hóa và thị trường tuyển dụng cạnh tranh như hiện nay, ứng dụng quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn hoá sẽ giúp doanh nghiệp “ghi điểm” hiệu quả hơn trước những ứng viên tiềm năng.

1. Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động được thực hiện xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu hút ứng viên và khuyến khích ứng viên nộp hồ cơ.

Quá trình tuyển dụng không chỉ là tiền đề giúp doanh nghiệp xây dựng danh sách ứng viên chất lượng từ việc xác định nhu cầu tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc, tuyển chọn, phỏng vấn, lựa chọn, tuyển dụng và giới thiệu nhân viên mới… mà còn tiết kiệm thời gian tìm ứng viên thay thế vị trí hiện tại, tương lai của doanh nghiệp.

2. Tầm quan trọng của quy trình tuyển dụng nhân sự đối với doanh nghiệp

Khi xây dựng được quy trình tuyển dụng nhân sự khoa học, đúng chuẩn, doanh nghiệp sẽ thấy được những lợi ích cực kì lớn của quá trình này.

Quy trình tuyển dụng giusp doanh nghieepj là thu hút nhân tài phù hợp, cải thiện hình ảnh và thương hiệu tuyển dụng.

Tiết kiệm thời gian

Quy trình tuyển dụng được xây dựng khoa học, kỹ lưỡng, chỉn chu giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm, sàng lọc, lựa chọn ứng viên dễ dàng hơn, nhanh hơn, tiết kiệm thời gian chuyển đổi.

Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn của doanh nghiệp không những giúp thương hiệu trở nên chuyên nghiệp trong mắt ứng viên mà còn giúp thu hút ứng viên đủ tiêu chuẩn có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Tập trung vào ứng viên đạt đủ tiêu chuẩn.

Gắn kết nhân viên

Quy trình tuyển dụng chuẩn, đúng hướng sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa được ứng viên phù hợp với tầm nhìn, chiến lược, sứ mệnh của doanh nghiệp. 

Năng lực phù hợp, hiệu suất công việc gia tăng, nhân viên có thêm động lực làm việc và gắn kết. Từ đó, nhiệt tình và tận tâm cống hiến hết mình vì công việc.

Chủ động hơn ở công tác tuyển dụng

Lập kế hoạch trong các khâu tuyển dụng càng được chuẩn bị tỉ mỉ, chi tiết. Nhà tuyển dụng, doanh nghiệp càng chủ động và nhất quán về mặt chiến lược quản lý, thu hút nhân tài.

Quy trình trong tuyển dụng được ví như “bản lề” giúp mọi hoạt động được diễn ra trơn chu, tinh giản quá trình và nâng cao uy tín thương hiệu.

Tăng hiệu suất công việc

Quy trình tuyển dụng nhân sự đạt hiệu quả cao, ứng viên đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cả về trình độ lẫn thái độ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Hiệu suất làm việc của ứng viên đạt chất lượng kéo theo đội nhóm hoạt động hiệu quả.

3. 7 bước tạo nên một quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả

Để tuyển dụng nhân sự hiệu quả, tìm được những ứng viên tiềm năng, tránh được các rủi ro trong cả quy trình, nhà tuyển dụng cần có những bước xây dựng chuyên nghiệp.

Quy trình tuyển dụng – Một chuỗi quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động

3.1. Xác định nhu cầu tuyển dụng

Quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xác định nhu cầu. Nhà quản lý cần quan sát xem những vị trí đang bị bỏ trống, sau đó phân tích đặc điểm của công việc từ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết:

  • Kiểm tra khối lượng công việc hiện tại trong các phòng ban
  • Xác định chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên
  • Lập danh sách những kỹ năng, kiến thức còn thiếu trong đội nhóm để bổ sung nhân lực
  • Phân tích đặc điểm, đặc trưng công việc và lên kế hoạch tuyển dụng

Đội ngũ tuyển dụng tốt phải có khả năng: 

  • Xác định rõ vị trí tuyển dụng và xác định những phẩm chất của một ứng viên lý tưởng.
  • Viết mô tả công việc rõ ràng để giúp ứng viên hiểu rõ công việc và đánh giá ứng viên có phù hợp hay không.
  • Lập dàn ý chi tiết những yêu cầu cần có ở một ứng viên lý tưởng, điều này cũng sẽ giúp ích sau này trong quá trình lựa chọn ứng viên.

3.2. Chuẩn bị bản mô tả công việc

Khi doanh nghiệp đã xác định chính xác về những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhiệm vụ và trách nhiệm của ứng viên. Bộ phận nhân sự cần xây dựng một bản mô tả công việc hoàn chỉnh (JD) để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của ứng viên đối với vị trí công việc.

3.3. Tìm kiếm tài năng

Tìm kiếm, thu hút tài năng là những khía cạnh quan trọng nhất của quy trình tuyển dụng. Trước hết, nguồn ứng viên nên được tìm kiệm từ nội bộ công ty để đảm bảo chất lượng ứng viên. Sau đó doanh nghiệp có thể tạo các tin tuyển dụng trên các trang mạng xã hội hoặc phần mềm tuyển dụng

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham gia ngày hội việc làm, ký kết với các trường đại học để chọn lọc những ứng viên xuất sắc cho công ty của doanh nghiệp.

Ứng viên đợt trước

Tận dụng các ứng viên đã nộp hồ sơ đợt trước là lựa chọn hàng ngàn doanh nghiệp vẫn đang sử dụng. Mục tiêu của việc này là tận dụng nội dung trong CV của ứng viên và tiết kiệm chi phí quảng cáo, tìm kiếm ứng viên trên các kênh truyền thông xã hội.

Phần mềm tuyển dụng

Các ứng dụng tuyển dụng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời về chất lượng CV nộp đơn (TopCV, ViietNamworks, . Ngoài ra đây là phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí cũng như dễ dàng trong công tác quản lý hồ sơ ứng viên, hẹn lịch phỏng vấn, trao đổi thông tin,…

Nhân viên hiện tại

Nhờ nhân viên hiện tại giới thiệu các ứng viên có chuyên môn là một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm tài năng.

3.4.  Sàng lọc

  • Sắp xếp hồ sơ ứng viên ưu tiên thông qua: chứng chỉ, kinh nghiệm công việc, kiến thức chuyên môn, năng lực kỹ thuật và kỹ năng cụ thể khác cần thiết cho vai trò.
  • Chọn các ứng viên có trình độ ưu tiên và tiêu chí cơ bản
  • Lọc danh sách ứng viên được chọn có sơ yếu lý lịch hẹn phỏng vấn.

3.5. Phỏng vấn

Sau khi bộ phận nhân sự sàng lọc một danh sách ứng viên lý tưởng nhất, doanh nghiệp sẽ bắt đầu chuyển qua giai đoạn phỏng vấn. Tuy vào quy mô và yêu cầu vị trí công việc để bộ phận nhân sự lựa chọn phương pháp phỏng vấn cho phù hợp.

Các mẹo phỏng vấn doanh nghiệp cần biết và thực hiện triệt để:

Phỏng vấn video

Phỏng vấn video là một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện để sàng lọc ứng viên và năng lực của họ. Cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc video cũng là cơ hội đầu tiên để doanh nghiệp để lại ấn tượng ban đầu cho nhân viên tiềm năng của mình. Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn này hãy đảm bảo rằng các câu hỏi xoay quanh vấn đề kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được đề cập trong mô tả công việc. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp loại bỏ những hồ sơ không đạt yêu cầu trước khi bắt đầu phỏng vấn trực tiếp.

Lịch sự và tôn trọng ứng viên

Phỏng vấn là một quá trình hai chiều. Trong quá trình này, ứng viên tiềm năng cũng sẽ đánh giá xem công ty của bạn có phù hợp hay không. Vì vậy, hãy lịch sự, tôn trọng ứng viên trong các câu hỏi và thái độ của mình.

Chuẩn bị kỹ lưỡng danh sách câu hỏi trong cuộc phỏng vấn tránh những câu hỏi mang tính trừu tượng, riêng tư,…

Cuộc phỏng vấn cần có ít nhất 2 vị trí: bộ phận nhân sự và bộ phận kiểm tra trình độ chuyên môn

3.6.  Đánh giá và tuyển dụng.

Các công việc cần làm trong giai đoạn đánh giá và tuyển dụng:

Xác minh lại với ứng viên

Hãy kiểm tra một lần nữa về mức độ đáp ứng yêu cầu vị trí tuyển dụng của ứng viên. Sau khi đã chắc chắn tuyển dụng ứng viên, bộ phận nhân sự cần gửi email thông báo trúng tuyển đến ứng viên và xác minh sự chắc chắn làm việc tại doanh nghiệp của ứng viên.

Gửi lời mời công việc với ứng viên

Thư mời làm việc nên bao gồm tất cả nội dung cần thiết để ứng viên không bỡ ngỡ trong ngày đầu đi làm. Nội dung thư mời làm việc bao gồm ngày bắt đầu và các điều kiện tuyển dụng, giờ làm việc và lương thưởng, chế độ đãi ngộ,…

Đánh giá và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng

Doanh nghiệp cần đánh giá lượng thời gian, nỗ lực, chi phí, phương pháp tuyển dụng và nguồn lực đã bỏ ra trong quy trình tuyển dụng. Qua đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong đợt tuyển dụng và rút kinh nghiệm cho lần tuyển dụng tiếp theo của doanh nghiệp.

3.7. Giới thiệu nhân sự mới

Khi ứng viên chấp nhận lời mời làm việc, họ chính thức trở thành nhân viên của công ty. Sau khi hoàn tất, việc sàng lọc trước khi tuyển dụng bao gồm kiểm tra thông tin tham khảo lý lịch. Bộ phận nhân sự sẽ tiến hành bàn giao công việc và giới thiệu ứng viên với các nhân viên trong phòng ban đó.

Một quy trình tuyển dụng rõ ràng và chỉn chu từ bước đầu đến phút cuối sẽ giúp doanh nghiệp “ghi điểm” và hấp dẫn ứng viên. Trải nghiệm ứng viên không bắt đầu từ ngày đầu tiên đi làm, mà ngay từ khi gửi CV ứng tuyển. Doanh nghiệp phải làm sao để mỗi ứng viên, dù có hay không trở thành nhân viên chính thức, cũng có những trải nghiệm tuyệt vời.

HR Eduplus hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu được quy trình tuyển dụng như thế nào là hợp lý và chuyên nghiệp. Để hỗ trợ các bạn làm HR vượt qua được những khó khăn, hiện bên HR Eduplus thiết kế khóa học HCNS tổng hợp sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức,nâng cao kiến thức khóa học phù hợp với những tay ngang hoặc những bạn mới theo đuổi ngành nhân sự. 

Hãy đem những khó khăn của bạn chia sẻ và san sẻ cùng HR Eduplus!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Để lại bình luận

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] 7 Bước Thiết Lập Một Quy Trình Tuyển Dụng Chuẩn & Hiệu Quả […]

%d bloggers like this: