Vỡ mộng với cuộc diện nhân viên trì trệ, yếu kém, thụ động – doanh nghiệp điêu đứng chỉ vì những thách thức trong lối mòn trong cách quản lý con người. Nâng đỡ và quản lý nhân viên có hiệu suất kém đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm và thấu hiểu. HR Eduplus sẽ gợi ý 10 tuyệt chiêu giúp các nhà lãnh đạo cải tổ bộ máy, vận hành doanh nghiệp, nâng tầm tư duy quản lý nhân viên có hiệu suất kém sang chiều hướng tốt hơn hay chí ít là hạn chế việc tác động đến tình hình chung của toàn doanh nghiệp.
Sự đóng băng tạm thời của nền kinh tế sau hơn 2 năm chống dịch COVID – 19 đã dẫn tới những dịch chuyển nhất định trên bản đồ ngành nghề. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị, kinh doanh và quản lý cần nhạy bén hơn trong việc cập nhật thông tin và làm mới tư duy để quản lý nguồn nhân sự tốt hơn.
1. Đưa ra một kỳ vọng rõ ràng
Như một xã hội thu nhỏ, trong doanh nghiệp luôn tồn tại nhiều loại nhân viên, có người xuất sắc, có người an phận và cũng có những người yếu kém. Nếu chẳng may những nhân viên yếu kém và bạn không sớm tìm ra cách giải quyết, rất có thể căn bệnh kém hiệu quả sẽ lây lan ảnh hưởng đến mọi nhân viên.
Kỳ vọng rõ ràng chính là thước đo giá trị doanh nghiệp đặt ra giúp cá nhân dễ dàng đánh giá được hiệu suất công việc để từ đó nhìn nhận và cải thiện.
Kỳ vọng từ ban lãnh đạo cũng giống như một bước tiến nối dài mục tiêu dài hạn giúp mỗi doanh nghiệp định vị thương hiệu, cá nhân định vị bản thân. Khẳng định niềm tin theo đuổi và phụng sự. Lập trình lực hút tự động cùng những khao khát cống hiến cháy bỏng thôi thúc làm việc. Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh nội sinh từ chính cá thể phát huy được cộng hưởng cùng sức mạnh tiềm lực ngoại sinh từ doanh nghiệp.
Đồng thời phản hồi rõ ràng khi cần thay đổi (tránh đưa ra lời khiển trách quá gay gắt), xoay chuyển tình thế và cải thiện hiệu suất làm việc từ những chi tiết nhỏ nhất để hình thành thói quen tốt nhất.
2. Hãy luôn thể hiện sự tin tưởng của bạn vào nhân viên
Sự tin tưởng có giá trị tạo động lực lớn hơn bất kỳ động lực vật chất nào. Đây chính là chất kéo kết dính nhân viên gắn bó với lãnh đạo, trước tiên là tin tưởng với vai trò là một ông chủ. Cần để ý và phát hiện ra sớm khi có một ai đó không làm việc tốt nhất có thể.
Nếu bạn thực sự tin tưởng nhân viên của mình, hãy thể hiện thông qua lời nói, các cuộc hội thoại riêng tư, … Đó là cơ hội bạn tạo ra cho nhân viên của bạn tự nhận thức về chính chất lượng công việc hiện tại của họ so với kỳ vọng của bạn đối vời họ. Không ai muốn phụ sự kỳ vọng của lãnh đạo dành cho mình cả.
Tuy vậy, bạn cần phải làm rõ vấn đề ngay khi nó xảy ra và rung chuông cảnh báo rằng đó là điều không thể chấp nhận được nếu nó còn tiếp tục diễn ra. Sự tin tưởng luôn đi liền với trọng trách và trách nhiệm, hay luôn để nhân viên thấy được điều đó.
3. Mang đến cho nhân viên các nguồn lực và hỗ trợ
Hầu hết nhân viên luôn cần sự cố vấn, huấn luyện và giám sát chặt chẽ từ ban lãnh đạo, nhà quản lý để phát triển, đặc biệt nếu họ đang bước vào một chức vụ mới của công ty hoặc được thăng chức để lấp đầy chỗ trống trong tổ chức. Nếu các kỹ năng vốn có của họ không đủ để đáp ứng các yêu cầu của vai trò và trách nhiệm mới, họ thậm chí có thể không nhận thức được họ đang thiếu gì dẫn đến hiệu suất làm việc kém hiệu quả.
4. Lắng nghe sự phản hồi
“Lỗ nhỏ đắm thuyền” chính vì vậy, phải biết trân quý từ những điều thường nhật nhất. Lắng nghe đòi hỏi cả quá trình thấu cảm, bậc thầy của thành công chính là nghệ thuật biết lắng nghe. Hãy cố tạo ra những cuộc thảo luận tập trung vào giải quyết vấn đề. Đề nghị thẳng thắn các nhân viên làm việc hiệu quả nói ra suy nhĩ và vấn đề của họ đối với các nhân viên làm việc không hiệu quả. Hãy đảm bảo đó là những cuộc đối thoại riêng tư và bí mật. Bạn đang cho những nhân viên tốt cơ hội để họ có thể làm tốt hơn, đồng thời tìm ra những rủi ro mà nhân viên không hiệu quả có thể mang lại cho những nhân viên tốt và hạn chế đó.
Phải đảm bảo rằng phải có những cuộc đối thoại cứng rắn được diễn ra, để giải quyết các vấn đề gây ra sự không hiệu quả. Nếu ngó lơ là một chút, làm việc kém hiệu quả sẽ trở thành căn bệnh truyền nhiễm. Môi trường làm việc sẽ trở nên lười nhác. Chỉ cần một nhân viên làm việc kém hiệu quả, những người khác cũng sẽ trở nên như vậy. Đừng bao giờ để điều đó xảy ra trước khi mọi việc sẽ trở nên ngày càng tồi tệ.
Các nhà quản lý cần phải làm chủ nghệ thuật “truy vấn một cách tôn trọng”, tức là đưa ra câu hỏi rồi lắng nghe nhân viên trả lời. Chỉ một hành động nhỏ sẽ cùng lúc mang lại 3 lợi ích:
- Thứ nhất, bạn cần biết nhân viên của mình nghĩ gì, khai thác thông tin
- Thứ hai, họ bắt đầu độc lập hơn về quan điểm và ít lệ thuộc vào sếp hơn.
- Thứ ba, bạn sẽ có thời gian suy nghĩ về vấn đề đó trước khi trả lời nhân viên
5. Giải quyết triệt để những mối quan tâm mang tính thời sự
Trên cương vị là những nhà quản trị, việc nắm được những những thông tin tiêu cực, phản hồi nóng hổi và đưa ra phương pháp giải quyết kịp thời sẽ giúp cho tiếng nói của bạn trở nên có giá trị hơn và tránh được những trở ngại không đáng có!
Đặc biệt, giúp nhân viên có thêm cái nhìn “đầy thiện cảm” với doanh nghiệp – Cách tiếp cận mang tính tập thể này sẽ khiến nhân viên cảm nhận rằng họ có giá trị là một phần trong sự phát triển chung của doanh nghiệp – một sự tự khích lệ tinh thần khôn khéo.
6. Khai thác mục tiêu phấn đấu, lý tưởng làm việc
Đi tìm nguyên nhân của sự không hiệu quả, tìm lời giả cho bài toán “nhân viên làm việc vì điều gì?”
Có một khác biệt rất lớn giữa những người làm việc kém hiệu quả, tức là những người lúc nào cũng có thành tích kém và những người chỉ vừa mới làm việc kém đi. Hãy tìm ra nguyên nhân và ngăn chặn nó. Bởi vì, rất khó để dẫn dắt một ai đó nếu bạn không biết họ bận tâm những gì.
Hãy dành thời gian để thấu hiểu nhân viên của mình hơn: Mục tiêu dài hạn và nguyện vọng cũng như vị trí mà họ muốn mong muốn…Nguyên nhân từ năng lực, từ vấn đề cá nhân, có thể nhân viên đó đã bị công việc vắt kiệt sức hoặc vấn đề có thể là do động lực hay khả năng của họ.
Đôi khi sự thiếu cam kết của nhân viên bắt nguồn từ cảm giác bị đánh giá thấp, hay ngược lại là được giao phó quá nhiều công việc cùng lúc. Cách duy nhất để khắc phục điều này là có sự hiểu biết về những người cùng tham gia. Những thông tin giá trị đó sẽ đảm bảo rằng nhân viên của bạn được phân công vào đúng vai trò và nhiệm vụ.
Đặc biệt phải đưa ra quyết định thay thế khi bạn đã nắm chắc được nguyên nhân gốc rễ bắt nguồn từ nhân viên của bạn lúc nào cũng có làm việc không hiệu quả.
7. Theo dõi và đánh giá
Việc tiếp tục giả bộ thành công, làm việc nhiệt huyết sẽ khiến nhân viên kiệt quệ về mặt cảm xúc. Chính bởi vậy, các nhà quản lý nên theo sát và đánh giá nhân viên của mình trong một phạm vi nhất định để đưa ra những điều hướng phát triển lâu dài, hợp lý.
Luôn đặt ra thời hạn đánh giá. Khi các nhà quản lý đã giao nhiệm vụ và thông nhất mục tiêu với nhân viên, đừng chỉ thống nhất mục tiêu thành tích bằng lời nói. Hãy viết ra giấy cho nhân viên và bảo họ rằng: “Chúng ta sẽ cùng xem lại việc này sau x tháng.”
Việc theo dõi không đơn thuần là quan tâm đến công việc của nhân viên còn có thể nâng cao đáng kể văn hóa và nhuệ khí cho doanh nghiệp.
8. Khen ngợi một cách cẩn thận
Khi một nhân viên có ý thức về hiệu suất làm việc của bản thân họ, mang lại công việc chất lượng cao hoặc xây dựng quan hệ tốt, điều quan trọng là phải khen ngợi và tưởng thưởng xứng đáng. Nhưng nếu chỉ khen đơn thuần có thể khiến nhân viên nghĩ rằng mọi thứ họ làm đều xuất sắc. Hãy liên kết nhận xét tích cực của bạn với những điều khác mà bạn muốn họ giải quyết để tạo động lực. Đôi khi một câu nói “cảm ơn” hay “làm tốt lắm” chính là liều thuốc tưới mát mọi tâm hồn.
Rebecca Holt, nhà tâm lý học lâm sàng, đồng sáng lập và giám đốc của Working Mindset: “Nhân viên cần cảm thấy là một phần của bức tranh lớn hơn, có quyền tự chủ và kiểm soát, đồng thời cảm thấy an toàn về mặt tâm lý – tất cả những điều này tạo nên một ngày làm việc năng suất và hiệu quả”. (Trích: Các sếp nên làm gì trong bối cảnh “nghỉ việc trong im lặng” đang lan rộng?
9. Nghiêm túc giải quyết tình trạng kém hiệu quả lặp lại
Với những nhân viên liên tục lặp đi lặp lại, thể hiện hiệu suất làm việc yếu kém, cần phải cho họ biết thế nào là kết quả làm việc tốt bởi họ có thể không biết mình đang làm việc không hiệu quả. Hãy phân tích rõ ràng cho họ. Hãy đặt ra cho họ những mục tiêu nhỏ. Cùng thống nhất với họ xem thế nào mới được gọi là thành công.
Nếu hành vi này lặp lại quá nhiều lần, người quản lý cần phải chính thức xử lý hành vi này. Việc làm này sẽ cho các nhân viên biết rằng cấp trên xem vấn đề này nghiêm trọng và sẽ không bỏ qua những thái độ không có lợi cho hoạt động của cả nhóm.
Hơn thế nữa, đôi khi các thành viên chăm chỉ khác của nhóm sẽ trở nên thờ ơ và lơi lỏng công việc đi nếu họ thấy những cá nhân làm việc tắc trách mà không bị trách phạt gì.
10. Biết chấm dứt đúng thời điểm đối với nhân viên có hiệu suất kém
Tất nhiên, để cho một ai đó rời khỏi doanh nghiệp chưa bao giờ là điều tốt và nó được coi là phương cách cuối cùng. Nhưng nếu một nhân viên cứ tiếp tục xem thường các quy tắc, hoàn thành công việc không hiệu quả và tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, hãy cắt giảm. Giữ lại nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có thể dẫn những kết quả tai hại như là sự chán nản, tinh thần làm việc giảm và công việc kém chất lượng.
Những người nhân viên làm việc kém hiệu quả, họ sẽ luôn là thách thức lớn cho mọi nhà quản trị. Không chỉ có họ gặp khó khăn, mà kết quả công việc tồi tệ của họ cũng tác động đến trực tiếp đến lợi ích doanh nghiệp.
Những kiến thức tại HR Eduplus luôn được làm mới mỗi ngày, hy vọng với bài viết trên phần nào giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán nan giải của doanh nghiệp, giúp nhân viên gia tăng động lực và nỗ lực để hoàn thiện bản thân hơn trong tương lai gần cải thiện hiện suất làm việc hiệu quả.
[…] Xem thêm: 10 Bí Quyết Quản Lý Nhân Viên Có Hiệu Suất Kém […]